Rết là tên gọi Tiếng Việt của một nhóm động vật chân khớp thuộc lớp chân môi (Chilopoda) trong phân ngành nhiều chân (Myriapoda).
Rết là loài động vật thân đốt, thon dài, mỗi đốt có một đôi chân. Số
lượng chân của mỗi loài rết rất đa dạng, từ dưới 20 cho đến trên 300
chân. Số cặp chân rết luôn là số lẻ, ví dụ nó có thể có 15 hoặc 17 cặp
chân (30 hoặc 34 chiếc chân) nhưng không bao giờ có 16 cặp chân (32
chân). Một đặc điểm dễ nhận thấy của rết là cặp kìm ở trước miệng có thể tiết nọc độc vào kẻ thù, được hình thành từ một cặp phần phụ miệng. Hầu hết các loài rết là động vật ăn thịt. Rết
thường có màu nâu sậm, kết quả sự kết hợp giữa hai màu nâu và đỏ. Các
loài rết ở trong hang và trong lòng đất thường không có sắc tố và nhiều
loài rết sống tại vùng nhiệt đới có thể có các màu sắc sặc sỡ mang tín hiệu xua đuổi. Kích cỡ có thể dao động trong khoảng vài milimét đối với các loài nhỏ con thuộc bộ Lithobiomorpha và Geophilomorpha cho tới 30 cm (12 in) đối với bộ Scolopendromorpha. Rết có thể hiện diện ở rất nhiều khu vực có điều kiện môi trường khác nhau.
Hiện nay có 8.000 loài rết được biết đến trên thế giới, trong đó 3.000 loài đã được mô tả. Như đã nói, khu vực sinh sống địa lý của rết rất rộng, có loài được tìm thấy ở tận vòng Bắc Cực. Nơi sống trên cạn của rết có thể từ rừng mưa nhiệt đới cho đến tận các sa mạc. Tuy nhiên, do lớp vỏ không có lớp cutin dạng sáp giúp chống thoát nước như các loài côn trùng và nhện, chúng dễ dàng mất nước qua da và vì vậy dù trong tất cả các nơi sống của chúng cần có một vi môi trường sống có độ ẩm cao. Cụ thể, ta có thể tìm thấy rết trong đất mùn, lá cây mục, dưới các phiến đá hay tại các khúc gỗ. Rết là một trong những loài săn mồi không xương sống to lớn nhất trên cạn và đóng góp đáng kể trong sinh khối của các loài săn mồi trong các hệ sinh thái trên cạn. 2 Cách chăm sóc Người
nuôi RẾT có thể sử dụng thau nhựa, thùng nhựa hoặc hồ nuôi nhưng RẾT
thông thường phát triển tốt trong hồ nuôi; diện tích hồ nuôi RẾT tùy
thuộc vào nhu cầu thực tế. - Hồ nuôi RẾT có diện tích 8 m2 nuôi được 30 con RẾT giống bố mẹ.
-
Hồ nuôi RẾT có diện tích 8 m2 nuôi được 500 con RẾT để lấy thịt thương
phẩm. Con RẾT mới đẻ nuôi đến 3 tháng và 2 tuần là xuất thịt thương phẩm
được
- Con RẾT mới đẻ nuôi cho đến khi có thể đè ra RẾT con là 6 tháng.
- Một con RẾT mái đẻ 150 trứng một lần sinh đẻ.
- Thức ăn cho RẾT là: cá, ốc, ếch, nhái, côn trùng các loại … đặc biệt là dế mèn, siêu sâu….
- Hồ nuôi RẾT xây bằng gạch ngoài trời, không cần mái che, không cần
láng nền, nên xây dựng ở những nơi khô ráo không bị ngập nước khi trời
mưa; có mương nước tránh kiến; dán một lớp gạch láng trên miệng hồ bao
xung quanh tránh RẾT trèo ra ngoài.
- Người nuôi RẾT cho một ít gạch, ngói, ván mục, cỏ để tạo chỗ trú ẩn cho RẾT .
- Mỗi ngày cho RẾT ăn một lần vào buổi chiều. Bốn ngày tưới nước sạch
một lần để giữ ẩm cho RẾT hoặc cho vào hồ nuôi RẾT một khay nước nhưng
độ cao nước thấp để không làm cho RẾT chết đuối
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét